Giới thiệu
Đây là một cuốn sách “mã nguồn mở” – không chỉ bởi vì bạn có thể đọc nó miễn phí, mà còn vì nó có thể được cập nhật, bổ sung và hoàn thiện liên tục như chính quá trình phát triển bản thân vậy.
Cuốn sách này sẽ giúp bạn bắt đầu xây dựng được một hệ thống để vận hành cuộc đời của chính bạn. Việc xây dựng một hệ thống cũng tương tự như khi mở khoá mật mã vậy, bạn sẽ cần phải nhập số theo đúng thứ tự. Với việc xây dựng hệ thống thì điều này cũng tương tự.
Trong không ít các hướng dẫn về phát triển bản thân (mà cá nhân mình đã được đọc), có hai xu hướng thường thấy. Một hướng tập trung khơi gợi ngọn lửa nhiệt huyết thông qua những câu chuyện thành công, cổ vũ tinh thần bằng sức mạnh của ý chí, với niềm tin "Chỉ cần nỗ lực, ắt sẽ thành công". Hướng còn lại nghiêng về việc khám phá những quy luật của tâm lý, tìm hiểu cặn kẽ các tri thức về quá trình học hỏi và nhận thức của mỗi cá nhân. Cả hai lối tiếp cận này đều mang trong mình những giá trị riêng, song dường như vẫn còn thiếu vắng một cái nhìn bao quát, một sự thấu hiểu sâu sắc về nguyên lý vận hành của toàn bộ quá trình tự hoàn thiện, mà thường chỉ tập trung giải quyết những vấn đề mang tính cục bộ.
Một số tác phẩm đã chạm tới tư duy hệ thống này, chẳng hạn như cuốn Óc Sáng Suốt của học giả Nguyễn Duy Cần hay cuốn "Atomic Habit" của James Clear. Trong Óc sáng suốt, Nguyễn Duy Cần đề cập đến bản đồ – tức một quy trình từng bước để tránh cho tâm trí bị lầm lạc. Dù không dùng từ ‘hệ thống’, song tư tưởng này chính là nền tảng cho lối tư duy vận hành có chủ đích. James Clear thì gọi thẳng tên nó là hệ thống. Ông phân biệt rõ giữa “mục tiêu” và “hệ thống”: mục tiêu là cái đích, còn hệ thống là cách bạn sống mỗi ngày để đến được đó. Chính hệ thống mới là yếu tố chi phối sâu sắc cuộc sống của mỗi chúng ta. Hãy thử hình dung sự khác biệt giữa hai phương thức duy trì sự ngăn nắp trong căn phòng:
Phương thức thứ nhất: Chờ đến khi mọi thứ trở nên bề bộn rồi mới bắt tay vào dọn dẹp, trả lại vẻ gọn gàng cho không gian sống, và quy trình này lặp lại mỗi khi sự bừa bộn tái diễn.
Phương thức thứ hai: Thiết lập và duy trì một bản đồ (thói quen) giữ gìn trật tự hàng ngày, mọi vật dụng đều được sắp xếp đúng vị trí, và nếp sống này được duy trì như một phần tất yếu của cuộc sống.
Phần lớn những người tôi biết có lẽ sẽ nghiêng về phương thức đầu tiên. Đây chính là sự khác biệt căn bản giữa Mục tiêu và Hệ thống, một luận điểm được James Clear trình bày một cách sâu sắc. Và cũng chính Hệ thống sẽ là kim chỉ nam cho toàn bộ hành trình khám phá trong cuốn sách này. Mặc dù "Atomic Habit" chủ yếu tập trung vào thói quen, chưa đi sâu vào cấu trúc và vận hành của một hệ thống toàn diện, nhưng ý tưởng về hệ thống mà cuốn sách mang lại thực sự xứng đáng được viết ra một cuốn sách khác. Đó cũng chính là lý do mà cuốn sách này ra đời.
Trong quá trình xây dựng hệ thống, bạn sẽ sớm gặp phải những trở ngại quen thuộc: lười biếng, trì hoãn, mất động lực, nghiện các kích thích nhanh (điện thoại, đồ ăn vặt, mạng xã hội…). Phương pháp thường được dùng để xử lý các vấn đề này là sử dụng Ý CHÍ, một nguồn tài nguyên hữu hạn và dễ bị suy kiệt. Chúng ta dành phần lớn thời gian để tự ép mình chống lại những cám dỗ như điện thoại thông minh (Smartphone không có lỗi, điều này sẽ được chứng minh thêm trong các chương sau), ăn đồ ăn vặt và tương tự. Một câu hỏi có thể được đặt ra là: "Bạn có thể sử dụng ý chí đến suốt cuộc đời mình không?".
Vậy, nếu chỉ dựa vào ý chí là không đủ – thì điều gì đang thực sự diễn ra bên trong ta khi đối mặt với cám dỗ, trì hoãn, những thói quen xấu và trên hết, NGHIỆN? Rất nhiều vấn đề nằm ở khía cạnh tâm lý. Nhưng thay vì nhìn vào đó, ta lại thường buông vài câu quen thuộc: Tôi lười, Tôi thiếu kỷ luật, Tôi không có động lực, Tính tôi nó vậy... Những lời giải thích nghe có vẻ đúng – nhưng thực ra chỉ là lớp vỏ tiện lợi mà xã hội (và cả chính ta) gán lên để nhanh chóng dán nhãn cho một trạng thái mà ta chưa hiểu rõ. Tại sao ta lại cảm thấy lười? Tại sao ta trì hoãn? Tại sao ta nghiện cái X? Tại sao không thể bắt đầu nổi dù đã đặt ra đủ thứ mục tiêu? Những câu trả lời “thô sơ” như vì mình không chăm, vì mình chán, vì mình lười bẩm sinh – đều là ngụy biện. Nghe có vẻ hợp lý, nhưng bịp như nhau cả. Nếu bạn thực sự hiểu bản chất của trì hoãn hay thiếu động lực, thì bạn đã không còn bị nó kiểm soát nữa rồi. Hãy tự hỏi: Nếu mình thực sự hiểu, tại sao mình vẫn mắc kẹt?
Bạn đã bao giờ tự hỏi: Tại sao người nghiện thuốc lá lại nghiện?
Họ có sinh ra đã thèm nicotine không? Hay họ thức dậy một ngày đẹp trời và bỗng nhiên không thể sống thiếu thuốc? Không. Họ phải hút đi hút lại nhiều lần trước khi nghiện xảy ra. Điều đó có nghĩa là lần đầu tiên họ hút không phải vì nghiện, mà vì một lý do khác – một lý do mà họ tưởng là đúng. Có thể là vì tò mò, vì thấy người khác cũng hút, vì nghĩ rằng nó giúp giảm căng thẳng... Nhưng khi niềm tin ban đầu này sai lầm, nó kéo theo một chuỗi hệ quả sai lầm: tôi cần thuốc để thư giãn, tôi phải hút khi stress, bỏ thuốc là cực hình...
Và nếu những niềm tin đó không có thật? Nếu tất cả chỉ là một hệ thống ảo tưởng – khiến người nghiện không nhận ra rằng mình đang bị mắc bẫy? Đó là lý do tại sao nhiều người cố bỏ thuốc bằng cách chống chọi cơn thèm, ra sức kiềm chế, để rồi lại ngựa quen đường cũ thì sẽ chẳng đi đến đâu cả.
Chúng ta thường nghĩ rằng “lười”, “thiếu kỷ luật” hay “trì hoãn” là vấn đề của ý chí. Không thể phủ nhận rằng ý chí là một yếu tố quan trọng – nhưng nó không và chưa bao giờ là tất cả trong toàn bộ quá trình. Nếu ta hiểu sai ngay từ đầu về bản chất của “lười” hay “nghiện”, thì dù ta có gồng mình đến đâu, ta cũng chỉ đang cố phá một cánh cửa giả, trong khi lối ra thật sự nằm ở chỗ khác. Khi ta càng cố ép bản thân “phải kỷ luật hơn, phải chăm chỉ hơn” mà không thực sự hiểu vì sao mình lại lười, vì sao mình lại trì hoãn, thì ta càng dễ rơi vào vòng xoáy tự trách – rồi buông xuôi.
Không phải do ta không đủ mạnh mẽ. Mà là vì ta đang chơi một trò chơi mà ngay từ đầu ta đã không hiểu luật.
Cuốn sách này không hướng dẫn bạn từng bước xây dựng hệ thống, mà tập trung phá bỏ những thành kiến và niềm tin sai lệch – vốn là chướng ngại lớn nhất trong quá trình ấy. Có rất nhiều các cuốn sách kia đã làm điều đó và chắc chắn làm tốt hơn khả năng mình có thể. Tiêu biểu có thể kể đến như bộ sách Học làm người của bác Thu Giang - Nguyễn Duy Cần hay cuốn Thói quen nguyên tử của James Clear.
Tư tưởng trong cuốn sách này – và cả chính mình – chịu ảnh hưởng lớn từ những gì mình từng đọc và áp dụng vào cuộc sống (Một số tài liệu tham khảo sẽ được giới thiệu ở phần cuối cuốn sách). Hy vọng những ghi chép này sẽ phần nào hữu ích cho bạn – như cách nó đã từng hữu ích với mình.
Một số cuốn sách khác
Về cơ bản cuốn sách này sẽ là sự kết hợp giữa nhiều ý tưởng từ các cuốn sách khác nhau. Mặc dù cá nhân mình cũng không đảm bảo sẽ truyền tải được tốt các tư tưởng trong các cuốn sách dưới đây:
- Allen Carr's EasyWay to Smoking của Allen Carr: Ý tưởng về thoát nghiện của bác, cũng như từ cuốn Rational Recovery của Jack Trimpey thực sự mang tính cách mạng. Mình cũng áp dụng một phần không nhỏ những điều này trong cuốn sách.
- Atomic Habit của James Clear: Ý tưởng nhen nhóm về sự tồn tại của Hệ thống, về Nhân dạng (Identity) cũng là nền tảng cho quá trình phát triển của cuốn sách.
- A Mind For Numbers của Barbara Oakley: Những ý tưởng về cơ chế hoạt động của não bộ và những cái hiểu cơ bản trong một số vấn đề như Trì hoãn cũng sẽ được truyền đạt lại trong cuốn sách này.
- Óc sáng suốt của Thu Giang - Nguyễn Duy Cần: Quá trình tư duy của bác cũng được mình áp dụng trong sách, mong là nó truyền tải được tới mọi người.
- The Soft Addiction Solution của Judith Wright: Khái niệm về Nghiện mềm cũng bắt đầu từ cuốn sách này.
- Thinking Fast and Slow của Daniel Kahneman: Mình dựa vào cuốn sách này để hiểu hơn về quá trình hoạt động của não bộ.
Phương pháp giản lược
Mục tiêu của cuốn sách này là dẫn dắt bạn đến một tư duy hoàn toàn mới. Không giống như kha khá các cuốn sách về phát triển bản thân ngoài kia - khiến bạn cảm thấy như đang leo lên đỉnh Everest rồi phải trải qua cảm giác mệt mỏi, áp lực và sự nản lòng dày vò khi mục tiêu không thành - bạn sẽ bắt đầu ngay lập tức với một tâm thế hoàn toàn khác.
Để vận hành cuộc sống đầy biến động và bất định này, ta cần một hệ thống đủ vững chắc. Như đã được đề cập ở chương trước. Hệ thống là chúa tể vận hành chúng ta cả thảy. Ai cũng mang trong mình một hệ thống, tuy cách vận hành mỗi người một khác, song không thể nói rằng ai đó là người không có hệ thống được. Trong cuốn sách này, từ hệ thống sẽ được dùng để chỉ chuỗi hành động lặp đi lặp lại và có chủ đích để hướng đến tầm nhìn của bản thân hay đơn giản là “Tổ hợp thói quen dẫn bạn tới mục tiêu.” Vì vậy, thói quen sẽ đóng vai trò cốt lõi trong quá trình phát triển của hệ thống. Hệ thống chỉ hiệu quả khi bạn thực hiện nó một cách đều đặn và không bị gián đoạn.
Con người, xét cho cùng, vẫn là một loài động vật — và chúng ta không được thiết kế để xử lý những nhiệm vụ phức tạp, thay đổi liên tục như xã hội hiện đại đòi hỏi. Sự phát triển nhanh chóng của thế giới không đi kèm với sự tiến hóa tương ứng trong tâm trí loài người, dẫn đến muôn vàn hệ lụy. Trong bối cảnh đó, xã hội hiện đại lại đòi hỏi con người phải rèn luyện những phẩm chất gần như đi ngược lại với bản năng tự nhiên: kiên trì, kỷ luật, khả năng kiểm soát bản thân, vượt qua cám dỗ, làm việc bền bỉ theo kế hoạch. Những đức tính này mang lại lợi ích không nhỏ — điều mà ai cũng biết.
Vấn đề là: biết rồi, nhưng tại sao vẫn không làm được? Vì sao ta vẫn trì hoãn, vẫn lười, vẫn lặp đi lặp lại những thói quen xấu? Nhiều người vội vàng quy kết nguyên nhân là do “thiếu kỷ luật”, “thiếu ý chí”, hoặc “không đủ bền bỉ”. Nhưng thực ra, chính cách tiếp cận như vậy mới đang khiến ta mãi mắc kẹt trong vòng luẩn quẩn.
Hãy lấy một ví dụ đơn giản: Khi bạn để điện thoại (thông minh) ở ngay cạnh bàn học và với thói quen cứ chán tay lại lấy điện thoại ra sử dụng thì trong trường hợp đó bạn sẽ:
- Dùng hết sức mạnh ý chí, tính kỉ luật để ngăn mình không cầm điện thoại lên.
- Không sử dụng và cảm thấy không cần sử dụng.
Đây chính là vấn đề của rất nhiều những người đi theo "phát triển bản thân": Quá ỷ lại vào những nguồn lực hữu hạn như ý chí hay động lực. Có thể trong một phút nhiệt huyết, bạn sẽ muốn xây dựng cả cơ nghiệp và để rồi mọi thứ cũng chỉ dừng lại ở ý tưởng và nhiệt huyết tiêu tan.
Đầu tiên, chúng ta sẽ loại bỏ những ngụy biện và ảo tưởng này. Trên thực tế, bạn sẽ sớm nhận ra rằng bạn không cần phải vật lộn để chống lại những thứ đó nữa. Không chỉ vậy, còn có những lợi ích tích cực khác đang chờ đón. Một khi những góc nhìn sai lệch về những yếu tố cản trở việc tạo ra quá trình được xóa bỏ, chúng ta sẽ quay lại nói tiếp về những phương pháp về hệ thống giúp bạn tạo ra quá trình và đạt đến những tầm nhìn. Những nhận thức này sẽ trở thành những điểm cộng giúp bạn đi đến được tầm nhìn của bản thân.
Tại sao "hệ thống" lại khó đến vậy?
Chúng ta thường đặt ra những mục tiêu mơ hồ và kỳ vọng rằng kết quả sẽ tự động đến mà không phải làm gì thêm. Mối quan tâm thường chỉ tập trung vào kết quả, mà quên mất quá trình cần thiết để đạt được nó. Rồi dần dà, ta bắt đầu tin rằng mình không đủ kỷ luật, thiếu động lực, hoặc hệ thống là thứ xa vời, không dành cho mình. Như khi ta lạc vào một mê cung: ta luôn trung nghĩ về hình ảnh cánh cửa thoát thay vì cách để có thể thoát khỏi mê cung, tưởng như đã thấy đích đến, ta lại càng thấy mình đi vào ngõ cụt khi gặp phải những khó khăn và thách thức. Cuối cùng, ta bỏ cuộc, quay trở lại những thói quen cũ, rồi sau đó lại cảm thấy thất vọng về bản thân.
Vấn đề không phải là chứng minh rằng hệ thống sẽ giúp ta thành công — điều đó ai cũng có thể nhận ra được. Câu hỏi sâu hơn là: tại sao việc xây dựng và duy trì hệ thống lại khó đến như vậy? Tại sao, dù đã hiểu được lợi ích, rất nhiều người vẫn trì hoãn và bỏ cuộc?
Chúng ta dành thời gian săn lùng “mẹo vặt” và “bí quyết thành công”, nhưng lại bỏ qua việc xây nền tảng cho cả một hệ thống. Phần lớn thời gian, ta đắm chìm trong trì hoãn và thiếu kỷ luật (tại sao lại như vậy sẽ được nói rõ hơn ở những chương sau). Những vòng lặp thất bại nối tiếp nhau khiến ta ngày càng tự ti, bất lực, và mất đi động lực.
Thông qua những vòng lặp thất bại và trì hoãn liên tục, chúng ta tự kết án mình bằng sự tự ti, thiếu động lực, và cảm giác bất lực. Chính vì sự thiếu vắng những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình xây dựng và duy trì hệ thống, để rồi kết cục ta lại cảm thấy chán nản và bỏ cuộc.
Ta khinh bỉ bản thân mình mỗi khi đọc về những người thành công (chắc chắn là nhờ hệ thống, nhưng người ta sẽ không bao giờ thừa nhận). Mỗi khi trì hoãn những việc quan trọng, mỗi khi ta biết rằng mình đang lãng phí thời gian và tiềm năng, ta lại tự trách bản thân, hoặc tệ hơn là đổ lỗi cho người khác hay hoàn cảnh xung quanh. Ta nhận lại được gì khi phải chịu đựng cuộc sống thiếu hệ thống với những trì trệ và thất bại dày vò tâm trí? Chẳng được gì cả.
Nhưng tại sao nó lại khó như vậy? Một số người cho rằng đó là do việc xây dựng hệ thống đòi hỏi quá nhiều ý chí và kỷ luật, nhưng rồi bạn sẽ sớm nhận ra, ý chí và kỷ luật chỉ là một phần nhỏ. Bạn sẽ thấy những người "vật lộn" với hệ thống đã sống và chết với những phương pháp "mì ăn liền", nhưng chẳng bao giờ thực sự hiểu được bản chất của hệ thống.
Vấn đề thực chất lại nằm ở TƯ DUY! Chính tư duy đúng đắn mới là yếu tố quyết định việc xây dựng và duy trì hệ thống, chứ không phải chỉ dựa vào ý chí hay những phương pháp đơn giản. Đó là lý do tại sao việc xây dựng và duy trì hệ thống lại khó khăn với nhiều người. Hầu hết những người "vật lộn" với hệ thống không hiểu về tư duy hệ thống và tin rằng họ cần một "phương pháp hoàn hảo".
Sự thật tuyệt vời là một khi bạn hiểu bản chất thực sự của tư duy hệ thống và lý do tại sao bạn trì hoãn và bỏ cuộc, bạn sẽ bắt đầu xây dựng và duy trì hệ thống một cách tự nhiên và dễ dàng.
Một điều cần hiểu nữa là việc xây dựng một hệ thống không phải là một sự kiện, mà là một quá trình. Quá trinh không xảy đến một cách đột ngột như một sự kiện. Chúng ta thường bắt đầu nghĩ về việc xây dựng một hệ thống phát triển bản thân, hay thay đổi vào những thời điểm ta có động lực hay quyết tâm. Nhưng quyết tâm thay đổi của chúng ta có vẻ khá yếu đuối. Chỉ sau vài ngày vật lộn, chúng ta đã tự nhủ rằng mình chọn sai thời điểm, rồi quyết định đợi đến lúc "thích hợp hơn", rồi khi cảm thấy hết căng thẳng thì lý do thay đổi ban đầu cũng sẽ tan biến. Cái giai đoạn "thích hợp hơn" đó sẽ chẳng bao giờ đến vì động lực và quyết tâm thay đổi xuất hiện trong những khoảnh khắc bất chợt đó sẽ chẳng tồn tại được lâu.
Xây dựng hệ thống là một câu đố phức tạp và lôi cuốn, giống như một khối Rubik, thực tế là không thể giải được nếu bạn tiếp cận sai cách. Nhưng nếu bạn có giải pháp đúng đắn, nó trở nên thật đơn giản và thú vị. Bất cứ ai cũng có thể thấy việc xây dựng và duy trì hệ thống thật dễ dàng khi bạn có tư duy đúng đắn.
- Bản chất tự nhiên.
- Sự "tẩy não" từ những quan niệm sai lầm (về hệ thống).
Nghiện
Nghiện là một trạng thái phức tạp, đặc trưng bởi sự thôi thúc mãnh liệt và không kiểm soát được đối với một chất hoặc hành vi nào đó, mặc dù biết rõ những hậu quả tiêu cực mà nó gây ra. Nghiện không chỉ đơn thuần (KHÔNG PHẢI LÀ) là một thói quen xấu như mọi người vẫn nghĩ, mà là một tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến não bộ, dẫn đến những thay đổi trong suy nghĩ, cảm xúc và hành vi. Nghiện có thể xảy ra với bất cứ thứ gì mang lại khoái cảm hoặc giúp trốn tránh thực tại, từ các chất gây nghiện như ma túy, rượu, thuốc lá đến các hành vi như xem porn, chơi game, mua sắm.
Việc hiểu đúng về nghiện là vô cùng quan trọng để có thể tiếp cận và giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả. Bài viết này nhằm mục đích giúp mọi người giải mã những hiểu nhầm phổ biến về nghiện và giới thiệu hai phương pháp tiếp cận nổi tiếng: Easyway của Allen Carr và Addictive Voice Recognition Technique (AVRT) của Jack Trimpey.
Thành kiến về nghiện
Một thói quen xấu
Nhiều người cho rằng nghiện chỉ là một thói quen xấu, một thứ có thể dễ dàng rũ bỏ nếu có đủ ý chí. Tuy nhiên, theo phương pháp Easyway, nghiện không đơn thuần là một thói quen mà là một cái bẫy tinh thần tinh vi. Cái bẫy này được xây dựng dựa trên những ảo tưởng và niềm tin sai lệch, khiến bạn tin rằng mình đang nhận được một lợi ích nào đó từ hành vi nghiện, dù thực tế hoàn toàn ngược lại.
Cũng giống như việc bạn không tự nguyện chui vào một cái bẫy chuột, không ai thực sự muốn trở thành người nghiện. Bạn có thể bắt đầu một hành vi nào đó (hút thuốc, chơi game, xem porn...) vì tò mò, áp lực xã hội, hoặc đơn giản là nghĩ rằng nó sẽ mang lại niềm vui hay sự thư giãn. Nhưng chính những ảo tưởng về niềm vui và sự thư giãn này đã dần dần giam cầm bạn.
Một quan niệm sai lầm khác là chỉ có nghiện các chất như ma túy, rượu bia hay thuốc lá mới là "nghiện" thực sự, còn những thứ như nghiện xem porn, chơi video game hay mua sắm quá độ thì không đáng lo ngại bằng. Dù có nghiện gì đi nữa, cơ chế hoạt động của cái bẫy tinh thần là tương tự nhau. Tất cả đều dựa trên những niềm tin sai lệch khiến bạn cảm thấy phụ thuộc và khó khăn khi muốn dừng lại.
Một yếu tố nữa khiến cho cái hiểu nhầm tai hại này được phán tán là cách mà mọi người coi nhẹ từ nghiện và chỉ coi nó là một từ nói vui cho những hành động được thực hiện quá nhiều như lướt điện thoại hay chơi game. Sẽ chẳng bao giờ có cái gọi là "nghiện nặng" và "nghiện nhẹ" bởi mọi hình thức nghiện đều có khả năng gây ra những hậu quả tiêu cực đến cuộc sống của bạn. Việc phụ huynh lo lắng khi con cái nghiện ma túy hay cần sa là hoàn toàn dễ hiểu, nhưng điều đó không có nghĩa là nghiện mạng xã hội hay game thì vô hại. Tất cả đều là những cái bẫy, và điều quan trọng là bạn phải nhận ra mình đang mắc kẹt trong cái bẫy nào để có thể tìm cách thoát ra.
Vậy, nếu nghiện không chỉ là một thói quen xấu, thì liệu ý chí có đủ để giúp chúng ta thoát khỏi nó?
Ý chí
Nhiều người lầm tưởng rằng nghiện là một cuộc chiến mà họ phải dùng ý chí để chống lại những thôi thúc "không thể cưỡng lại". Họ cố gắng kiềm chế bản thân bằng sức mạnh ý chí, nhưng điều này chẳng khác nào cố gắng đẩy lùi một con sóng bằng tay không. Nguồn năng lượng ý chí của bạn là hữu hạn và sẽ nhanh chóng cạn kiệt khi phải đối mặt với những "cơn đói" được tạo ra bởi chính những niềm tin sai lầm.
Việc cố gắng cai nghiện bằng ý chí thường đi kèm với cảm giác thiếu thốn và hy sinh. Bạn cảm thấy mình đang phải từ bỏ một điều gì đó "tốt đẹp" hoặc "cần thiết" cho cuộc sống của mình (ví dụ như sự thư giãn, niềm vui, hay khả năng đối phó với căng thẳng). Đây chính là cội rễ của vấn đề. "Con đại quỷ" - những niềm tin sai lệch về lợi ích của nghiện - vẫn âm thầm thao túng bạn, khiến bạn tin rằng thứ gây nghiện đó mang lại những giá trị thực sự.
Thoát khỏi cơn nghiện không phải là việc bạn đang từ bỏ một niềm vui, mà là bạn đang giải thoát bản thân khỏi một cái bẫy. Bạn không cần phải "gồng mình" dùng ý chí để chống lại một thứ mà thực chất không hề mang lại lợi ích thực sự nào.
Bệnh mãn tính
Một trong những niềm tin tai hại nhất khiến người nghiện mất hy vọng là cho rằng nghiện là một căn bệnh mãn tính, một thứ sẽ đeo bám họ suốt đời và không thể chữa khỏi. Theo phương pháp Easyway, đây hoàn toàn là một sự dối trá của "con đại quỷ" (những niềm tin sai lệch). Nghiện không phải là một căn bệnh mà bạn phải chịu đựng, mà là một cái bẫy tinh thần mà bạn đã vô tình rơi vào.
Thực tế là, bạn hoàn toàn có khả năng thoát ra khỏi cái bẫy này một cách dễ dàng và vĩnh viễn. Việc tiếp tục nghiện chỉ đơn giản là bạn đang tiếp tục tin vào những ảo tưởng mà "con đại quỷ" gieo rắc. Nếu bạn không dừng lại, những ảo tưởng này sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn, khiến bạn cảm thấy việc thoát ra càng khó khăn. Tuy nhiên, bản chất của cái bẫy vẫn không thay đổi.
Niềm vui và sự giải tỏa
Một trong những lý do phổ biến nhất khiến mọi người rơi vào vòng xoáy nghiện ngập và khó khăn trong việc thoát ra là niềm tin rằng thứ gây nghiện mang lại cho họ niềm vui, sự thư giãn, hoặc giúp họ đối phó với những căng thẳng trong cuộc sống. Đây là một ảo tưởng vô cùng nguy hiểm. "Niềm vui và sự giải tỏa" mà người nghiện cảm nhận được chỉ là tạm thời và hoàn toàn là ảo ảnh do chính cơn nghiện tạo ra. Ban đầu, có thể có một chút cảm giác mới lạ hoặc hưng phấn, nhưng theo thời gian, những cảm giác này sẽ biến mất, và bạn chỉ còn lại sự lệ thuộc và những hậu quả tiêu cực.
Cơn nghiện thực chất là một vòng luẩn quẩn. Chất gây nghiện hoặc hành vi nghiện tạo ra một cảm giác thiếu thốn (cơn đói), và khi bạn "thỏa mãn" cơn đói đó, bạn chỉ đơn giản là trở lại trạng thái bình thường như một người không nghiện trong một khoảng thời gian ngắn, để rồi sau đó lại tiếp tục cảm thấy thiếu thốn và đói khát.
Bạn không thực sự đạt được niềm vui hay sự thư giãn thực sự, mà chỉ đang cố gắng xoa dịu những khó chịu do chính cơn nghiện gây ra.
Không thể lào cai
Một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất ngăn cản người nghiện từ bỏ là quan niệm rằng quá trình "cai nghiện" sẽ vô cùng khó khăn, đau đớn và đầy sự vật vã. Họ hình dung đó là một cuộc chiến trường kỳ với những cơn thèm khát không thể kiểm soát, những triệu chứng vật lý và tinh thần tồi tệ, và cảm giác mất mát to lớn. Chính những niềm tin sai lệch (con đại quỷ) về những "lợi ích" mà cái nghiện đấy mang lại đã tạo ra nỗi sợ hãi này.
Thay vì cảm thấy mình đang phải "hy sinh" hay "chịu đựng", bạn có thể cảm thấy như thể mình được chữa khỏi một căn bệnh quái ác. Những triệu chứng cai nghiện (nếu có) thường rất nhẹ và chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Điều quan trọng là bạn phải loại bỏ được "con đại quỷ" trong tâm trí - những niềm tin sai lệch - thì "con tiểu quỷ" (cơn thèm vật chất) sẽ tự động biến mất hoặc sẽ chết dần trong bạn.
Cánh cửa
Hai phương pháp mà cá nhân mình thấy thực sự hiệu quả để có thể nhìn thấy rõ bản chất của NGHIỆN và thoát khỏi nói là Easyway của Allen Carr và AVRT (Phương pháp nhận diện giọng nói gây nghiện) của Jack Trimpey.
- Easyway của Allen Carr – giúp bạn phá tan ảo tưởng rằng hành vi nghiện đang mang lại lợi ích gì đó. Phương pháp này không dựa vào ý chí, mà dựa vào việc hiểu đúng bản chất cái bẫy. Một khi bạn thấy rõ cái bẫy, bạn không còn lý do gì để tiếp tục sống trong đó nữa.
- AVRT (Addictive Voice Recognition Technique) của Jack Trimpey – hướng dẫn bạn tách mình ra khỏi tiếng nói của cơn nghiện (gọi là “Beast” – con quỷ). Bạn học cách nhận ra mọi lời thì thầm dụ dỗ (“Chỉ một lần thôi”, “Tôi xứng đáng được thư giãn”) là đến từ con quỷ trong đầu, chứ không phải là "bạn thật".
Chán
(Bài viết này mình chưa ưng lắm, mà chưa nghĩ ra cách để cải thiện)
Chúng ta thường định nghĩa sự chán nản một cách đơn giản là trạng thái khi không có gì để làm. Thực tế thì mọi thứ phức tạp hơn nhiều. Đó là trạng thái thiếu vắng sự hấp dẫn trong những lựa chọn hiện tại, ngay cả khi chúng ta đang có vô số công việc hoặc hoạt động xung quanh. Khi sự hứng thú cạn kiệt, chúng ta rơi vào trạng thái thiếu tập trung, bồn chồn, uể oải, và đôi khi là một cảm giác trống rỗng khó chịu.
Bản chất của sự chán
Sự chán nản không phải là một "lỗi" của não bộ, mà là một tín hiệu quan trọng mà cơ thể và tâm trí gửi đến chúng ta. Hãy cùng xem xét kỹ hơn bản chất của tín hiệu này:
Điều kiện hóa não bộ
Não bộ của chúng ta được "lập trình" để tìm kiếm hoạt động và mục tiêu. Chúng ta quen với nhịp điệu của những công việc và thói quen hàng ngày. Khi đột ngột thiếu đi những kích thích quen thuộc hoặc một mục tiêu rõ ràng để hướng tới, não bộ có thể cảm thấy "hụt hẫng" và phản ứng bằng sự chán nản. Nó giống như một cỗ máy đã quen hoạt động liên tục bỗng dưng bị dừng lại. Sự thiếu hụt này tạo ra một cảm giác trống trải và thôi thúc chúng ta tìm kiếm điều gì đó để lấp đầy khoảng trống đó.
Thiếu kết nối và ý nghĩa
Sự chán nản có thể là một tín hiệu mạnh mẽ cho thấy chúng ta đang cảm thấy thiếu sự gắn kết sâu sắc với những điều thực sự quan trọng và ý nghĩa trong cuộc sống. Khi guồng quay của công việc và những lo toan hàng ngày cuốn chúng ta đi, chúng ta có thể đánh mất kết nối với những giá trị cốt lõi, những đam mê thực sự của bản thân. Sự chán nản xuất hiện như một lời nhắc nhở rằng chúng ta đang sống một cuộc sống thiếu đi chiều sâu và mục đích, thôi thúc chúng ta tìm kiếm lại ý nghĩa và sự kết nối đó.
Lời thúc đẩy hành động
Nghịch lý của sự buồn chán là nó khiến bạn thấy mệt mỏi, chậm chạp và mất hứng thú, nhưng lại thực sự có thể thúc đẩy bạn hành động. Điều đó có thể khiến bạn thực hiện những thay đổi tích cực cho cuộc sống của mình. Nếu không có nó, bạn sẽ bị mắc kẹt trong những cảm giác thiếu thốn, không thỏa mãn và bỏ lỡ nhiều trải nghiệm có ích về mặt cảm xúc, nhận thức hay xã hội. Sự buồn chán vừa là lời cảnh báo rằng chúng ta đang không làm những gì mình muốn làm, vừa là động lực thúc đẩy chúng ta thay đổi mục tiêu và dự án.
Tiếng nói của bản ngã
Từ góc độ tâm lý, sự chán nản có thể là một biểu hiện của bản ngã đang cảm thấy bất an. Bản ngã, luôn muốn duy trì sự ổn định và trật tự, có thể cảm thấy trống rỗng và lo lắng khi thiếu đi những "cột chống" quen thuộc - những hoạt động và sự phân tâm hàng ngày giúp nó xác định và duy trì sự tồn tại của mình. Sự chán nản trong trường hợp này có thể là một cơ chế để thúc đẩy chúng ta tìm kiếm những sự phân tâm mới, những hoạt động tạm thời giúp lấp đầy khoảng trống bên trong và xoa dịu sự bất an của bản ngã.
Chán: Tốt hay xấu?
Bây giờ chúng ta có rất nhiều cách để tránh buồn chán như Facebook, Twitter, Instagram, Snapchat, YouTube. Khi xếp hàng chờ mua đồ, ngồi trong quán cà phê hay dừng xe khi đèn đỏ, nhiều người lấy điện thoại ra để tránh cái cảm giác buồn chán ấy.
Nhưng chúng ta có mất gì khi trốn tránh sự buồn chán không? Có, và chúng ta đã đánh mất đi những thứ rất quan trọng.
Mặc dù thường mang lại cảm giác khó chịu, bản thân sự chán lại không hoàn toàn tiêu cực, nó có thể là một tín hiệu cảnh báo cho thấy trạng thái hiện tại của bạn có thể không ổn. Bạn có thể đang đi lệch khỏi những gì bạn thực sự muốn hoặc cần, hoặc đang bỏ qua những nhu cầu quan trọng của bản thân. Hay thậm chí, sự chán có thể là một động lực mạnh mẽ để bạn thoát khỏi sự trì trệ và tìm kiếm những trải nghiệm mới, những thử thách thú vị hơn, hoặc những mục tiêu ý nghĩa hơn.
Những hiểu nhầm
Trốn tránh bằng mọi giá
Nhiều người coi chán là một trạng thái tiêu cực cần phải trốn tránh bằng mọi cách. Điều này dẫn đến việc chúng ta tìm đến những "liều thuốc" giải khuây nhanh chóng như lướt mạng xã hội, xem video vô bổ, hoặc những hoạt động tiêu thụ thụ động khác. Về lâu dài, việc trốn tránh này có thể khiến chúng ta bỏ lỡ những lợi ích thực sự của sự chán và thậm chí hình thành những thói quen không lành mạnh.
Ảo tưởng về sự mới lạ
Khi cảm thấy chán, chúng ta thường tìm kiếm những hoạt động mới lạ và kích thích với hy vọng chúng sẽ lấp đầy khoảng trống và giải tỏa sự buồn tẻ. Tuy nhiên, những hoạt động này thường chỉ mang lại cảm giác thỏa mãn ngắn hạn. Việc quen với những kích thích mạnh mẽ có thể khiến cuộc sống bình thường trở nên nhàm chán và kém hấp dẫn hơn, tạo ra một vòng luẩn quẩn không lối thoát.
Đánh đồng với cuộc sống vô vị
Chúng ta thường có xu hướng cho rằng sự chán nản là dấu hiệu của một cuộc sống thiếu thú vị và ý nghĩa. Tuy nhiên, cảm giác buồn chán là một phần tự nhiên của trải nghiệm con người. Nó không có nghĩa là cuộc sống của bạn vô vị, mà chỉ đơn giản là bạn đang trải qua một trạng thái tâm lý bình thường. Việc cố gắng loại bỏ hoàn toàn sự chán nản có thể dẫn đến việc bạn mắc kẹt trong việc tìm kiếm sự kích thích liên tục và khó cảm thấy thỏa mãn thực sự.
Kết luận
Sự chán nản không phải là một kẻ thù mà bạn cần tránh, đó là một tín hiệu từ bên trong. Thay vì trốn tránh hoặc cố gắng tiêu diệt nó, hãy học cách lắng nghe và tìm hiểu thông điệp mà nó mang lại. Hãy cho phép mình cảm nhận sự chán, suy ngẫm về những gì đang thiếu trong cuộc sống của bạn, và tận dụng cơ hội mà nó mang lại để khám phá, sáng tạo và phát triển bản thân. Đôi khi, những khoảnh khắc "chán" nhất lại là tiền đề cho những ý tưởng và sự thay đổi lớn lao nhất.
Trì hoãn
Bất kì ai trong chúng ta cũng có vấn đề với sự trì hoãn. Bạn muốn bắt đầu chạy bộ, quyết tâm dậy sớm, lên kế hoạch học Tiếng Anh. Nhưng rồi ngày mai cứ kéo dài mãi, và những dự định tốt đẹp vẫn chỉ nằm trên giấy. Bạn không đơn độc, trì hoãn là một căn bệnh phổ biến, và tất cả chúng ta đều có lý do cho nó.
Trì hoãn, hiểu một cách đơn giản, là thay vì lựa chọn thực hiện một hành động mà bạn biết là có lợi, bạn lại chọn làm một việc dễ dàng hoặc dễ chịu hơn trong hiện tại. Nó không chỉ đơn thuần là "lười biếng", mà là một cơ chế tâm lý, trong đó não bộ tìm cách tránh né những cảm giác khó chịu ngắn hạn, ngay cả khi điều đó gây hại về lâu dài.
Trong bài viết này, khi nói đến “trì hoãn”, chúng ta không chỉ đang nói đến việc "chậm trễ làm việc" mà là một xu hướng mang tính hệ thống, ăn sâu vào cách vận hành của não bộ con người – một xung đột giữa phần lý trí và phần cảm xúc. Vì vậy, vượt qua sự trì hoãn không chỉ là vấn đề của kỷ luật hay quyết tâm, mà còn là hiểu đúng bản chất của nó để đối phó một cách phù hợp.
Bản chất
Khi bạn nghĩ đến việc làm một điều gì đó hơi khó – ví dụ như rời khỏi giường vào mùa đông để ngồi vào bàn học – ngay lập tức, não bộ bạn sẽ báo động. Vùng não cảm xúc, vốn nhạy cảm với những trải nghiệm đau khổ và khó chịu, sẽ được kích hoạt. Và một cách tự nhiên, bộ não thương thân của bạn sẽ tìm mọi cách để chấm dứt kích thích đau khổ này. Nó sẽ dụ dỗ bạn bằng những suy nghĩ dễ chịu hơn: Thôi ngủ thêm chút nữa thôi, bài để sau cũng được.
Nhưng sự thật là gì? Thực tế đã chứng minh, cảm giác khó chịu ban đầu thường biến mất rất nhanh. Chỉ cần bạn lết được ra khỏi giường, ngồi vào bàn và học được một lúc, cái cảm giác muốn đắp chăn ngủ tiếp sẽ tan biến. Thay vào đó, bạn sẽ cảm thấy muốn ngồi học tiếp để hoàn thành bài tập. Điều khó khăn nhất, thực ra, chỉ là lết ra khỏi giường mà thôi.
Vậy tại sao não bộ lại xúi giục chúng ta trì hoãn một cách hoàn toàn tự nhiên như vậy? Đơn giản thôi, vì nó được thiết kế để hoạt động như vậy. Để hiểu rõ hơn, hãy cùng nhau tưởng tượng một chút.
Bạn là một con hươu nhỏ giữa khu rừng hoang dã.
- Khi bạn khát nước, bạn chạy ngay ra suối uống nước. (Khát -> Uống nước = Hết khát NGAY)
- Khi bạn đói, bạn đi kiếm cỏ hoặc lá cây để ăn. (Đói -> Ăn = No bụng NGAY)
- Khi gặp hổ, bạn bỏ chạy thục mạng. (Thấy hổ -> Chạy = Thoát chết NGAY)
Mọi quyết định của bạn, trong thế giới của chú hươu, đều mang lại ẢNH HƯỞNG NGAY LẬP TỨC đến sự sống còn. Đây chính là môi trường mà các nhà khoa học gọi là Môi trường phần thưởng tức thì (Immediate Return Environment). Bởi vì, trong môi trường này, mọi hành động, mọi quyết định của bạn đều mang lại kết quả rõ ràng, ngay lập tức.
Nhưng hiện thực tàn khốc là gì? Bạn không phải là chú hươu bé nhỏ trong khu rừng nữa. Bạn là một thanh niên hiện đại, khỏe mạnh, sống ở thế kỷ 21. Và trong xã hội hiện đại, những hành động và quyết định của bạn HIẾM KHI MANG LẠI LỢI ÍCH NGAY LẬP TỨC như chú hươu kia.
- Nếu mỗi ngày bạn học thêm 5 từ Tiếng Anh mới, thì phải MỘT THÁNG SAU bạn mới bắt đầu cảm nhận được sự tiến bộ. (Học từ vựng -> 1 tháng -> Tiến bộ)
- Nếu sáng mai bạn bắt đầu đến phòng gym và ăn uống điều độ, thì phải BA THÁNG SAU bạn mới thấy sự thay đổi rõ rệt ở cơ thể mình. (Tập gym, ăn uống -> 3 tháng -> Thay đổi cơ thể)
- Bây giờ bạn bắt đầu để dành tiền tiết kiệm, thì phải 30 NĂM NỮA, lúc về hưu, bạn mới có tiền dưỡng già. (Tiết kiệm -> 30 năm -> Tiền dưỡng già)
Đây chính là vấn đề cốt lõi của sự trì hoãn. Chúng ta đang sống trong một môi trường hoàn toàn khác với môi trường mà não bộ chúng ta được thiết kế để hoạt động hiệu quả. Môi trường phần thưởng trì hoãn (Delayed Return Environment).
Não bộ của chúng ta, đặc biệt là phần neocortex (vùng não phát triển nhất, chịu trách nhiệm cho những tác vụ phức tạp như ngôn ngữ và khoa học), về cơ bản vẫn là bộ não của người tinh khôn cách đây 200.000 năm. Trong khi đó, xã hội loài người chỉ mới chuyển sang môi trường Delayed Return khoảng 500 năm trở lại đây. Chỉ trong khoảng 500 năm ngắn ngủi, xã hội loài người đã chứng kiến những tiến bộ vượt bậc: xe hơi, máy bay, TV, máy tính, Internet.
Có quá nhiều thứ đã phát triển vượt bậc trong vài trăm năm, nhưng xét trên thang thời gian tiến hóa, 500 năm gần như vô nghĩa. Não bộ chúng ta đã trải qua hàng trăm nghìn năm tiến hóa để tối ưu hóa cho môi trường Immediate Return, và đột nhiên, chúng ta ném nó vào môi trường Delayed Return. Tất nhiên là nó không đỡ nổi vì nó được lập trình để ưu tiên những quyết định mang lại lợi ích NGAY LẬP TỨC.
Khi bạn muốn dậy sớm chạy bộ, não bộ khờ khạo của bạn không thể thấy được lợi ích của việc này. Nó chỉ có thể cảm nhận được sức khỏe tốt hơn, cơ thể dẻo dai hơn sau MỘT THÁNG nữa. Vì vậy, nó sẽ xúi giục bạn đưa ra quyết định mà nó có thể cảm nhận lợi ích NGAY LẬP TỨC: trùm chăn ngủ.
Về mặt lý trí, chúng ta vẫn biết rõ điều gì là tốt, điều gì nên làm. Ai trong chúng ta cũng từng có những đêm trằn trọc, tự thề thốt ngày mai sẽ dậy sớm, ai cũng có những kế hoạch chi tiết cho tương lai. Nhưng cuối cùng, phần lớn chúng ta vẫn lực bất tòng tâm, không thể thực hiện được những điều mình đã vạch ra. Có bao nhiêu sinh viên ý thức được tầm quan trọng của Tiếng Anh, nhưng cuối cùng, chỉ một số ít thực sự chinh phục được nó khi tốt nghiệp?
Nhưng liệu mọi thứ có dừng lại ở việc chinh phục những mục tiêu ngắn hạn? Khi chúng ta hiểu chinh phục ở đây là đạt được một mục tiêu cụ thể, thì khi đạt được mục tiêu đó, mọi thứ có thực sự kết thúc? Trong thế giới hiện đại, khi mà rất nhiều quyết định và hành động cần sự tính toán, lập kế hoạch, thực hiện, và duy trì trong một hệ thống liên tục, suốt đời, sự trì hoãn càng trở nên nham hiểm hơn.
Khi chúng ta cân đo đong đếm giữa lợi ích của việc trì hoãn và không trì hoãn, khi áp dụng ván cược của Pascal, chúng ta nhận ra rằng, không phải là việc trì hoãn lợi bất cập hại, mà phần lợi của sự trì hoãn thực sự chưa bao giờ tồn tại. Những người trì hoãn luôn tìm ra những cái cớ và tự lừa dối bản thân về sự trì hoãn của mình. Giống như người nghiện thuốc lá luôn tự biện minh cho điếu thuốc lá của họ.
Trì hoãn và ý chí
Như đã đề cập, cảm giác "lười" thường sẽ dịu đi một khi bạn thực sự bắt đầu hành động. Đến thời điểm này, nhiều người sẽ nghĩ đến việc sử dụng ý chí như một công cụ để vượt qua sự trì hoãn, và đây là một suy nghĩ không hoàn toàn sai. Ý chí có thể đóng vai trò như bàn đạp, giúp bạn vượt qua quán tính và bắt đầu thực hiện những hành động mà lý trí mách bảo.
Hãy hình dung bạn đang cố gắng đẩy một chiếc xe đang chết máy. Ban đầu, bạn cần một lực đẩy rất lớn để chiếc xe bắt đầu di chuyển. Đó chính là vai trò của ý chí trong việc chiến thắng sự trì hoãn. Nó giúp bạn "lết" ra khỏi giường, ngồi vào bàn học, hoặc xỏ giày để chạy bộ, bất chấp những thôi thúc muốn trì hoãn. Tuy nhiên, giống như việc bạn không thể cứ mãi dùng sức đẩy để duy trì tốc độ của chiếc xe, ý chí không phải là một giải pháp bền vững cho sự trì hoãn. Bộ não của chúng ta luôn có xu hướng ưu tiên những lựa chọn dễ dàng và mang lại cảm giác thoải mái tức thì. Việc liên tục sử dụng ý chí để chống lại những thôi thúc này sẽ tiêu hao một nguồn năng lượng tinh thần quý giá.
Ý chí giống như một nguồn tài nguyên hữu hạn. Nếu bạn liên tục phải dựa vào ý chí để cưỡng lại những phản ứng tự nhiên của cơ thể — như trì hoãn, lười biếng hay né tránh — bạn sẽ dần cảm thấy mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng và cuối cùng là bỏ cuộc. Bởi lẽ, mỗi lần bạn ép mình hành động là một lần bạn đang nhìn nhận điều đó như một gánh nặng, một sự cưỡng chế, chứ không phải là lựa chọn tự nguyện từ bên trong.
Chấp nhận
Vậy thì điều gì mới là chìa khóa để vượt qua sự trì hoãn về lâu dài? Đó là đừng có vượt qua nó.
Chúng ta cần học cách chấp nhận sự trì hoãn như một phản ứng tự nhiên của cơ thể, chứ không phải là một kẻ thù cần bị đánh bại. Bởi lẽ, đó chính là bản chất thật sự của cái gọi là “trì hoãn”. Giống như vào một buổi sáng lạnh giá, khi bạn đang cuộn mình trong chăn ấm nhưng lại cần phải ra khỏi giường — thay vì nghĩ “Mình nên nuông chiều bản thân thêm chút nữa” — hãy nhìn thẳng vào sự thật và thừa nhận: “Việc mình muốn tiếp tục nằm thêm không phải vì mình lười hay mình muốn vậy, mà chỉ đơn giản là cơ thể đang phản ứng theo bản năng: chọn điều dễ hơn và mang lại cảm giác dễ chịu ngay lập tức.”
Khi bạn nhìn nhận trì hoãn theo cách đó, bạn sẽ không còn bị nó làm cho cảm thấy tội lỗi hay yếu kém nữa. Và chính từ sự chấp nhận ấy, bạn mở ra cánh cửa để thay đổi — không phải bằng cách ép buộc, mà bằng sự thấu hiểu.
Đó cũng là lý do vì sao việc xây dựng hệ thống và thay đổi nhận thức lại đóng vai trò thiết yếu. Hệ thống giúp bạn tự động hóa những hành động tích cực, khiến chúng trở nên tự nhiên như việc đánh răng mỗi sáng — bạn không cần phải đấu tranh hay dùng ý chí quá nhiều. Còn nhận thức đúng đắn sẽ giúp bạn nhìn những việc cần làm không còn là gánh nặng, mà là một phần của lối sống bạn tự nguyện lựa chọn và thấy có ý nghĩa.
Động lực, kỉ luật, rồi động lực
Động lực
(Mình thử tìm ở các trang Tiếng Việt thì không thấy có bài viết nào giúp mình hiểu rõ về động lực cho lắm, nên dưới đây sẽ là một số tham khảo từ các nghiên cứu từ nước ngoài, tiêu biểu là một số bình luận trên Reddit :D!)
Đơn giản là: Dopamine.
Về mặt sinh học, cái gì đang xảy ra trong não khi ta cảm thấy “có động lực”? Đó là lúc não tiết ra dopamine – một chất truyền tin khiến ta muốn làm những việc đem lại cảm giác dễ chịu. Trước đây, các nhà khoa học nghĩ dopamine chỉ đơn thuần tạo ra khoái cảm. Nhưng gần đây, người ta phát hiện ra rằng dopamine thực chất thúc đẩy ta tìm kiếm khoái cảm và tránh né đau đớn.
Ví dụ, khi bạn có cảm giác "nhất định phải ăn hết hộp kem này", đó là dopamine đang thì thầm: “Làm đi, dễ chịu lắm đó…”
Còn khi bạn tìm cách né tránh một cuộc trò chuyện khó chịu, dopamine lại nói: “Chuyện đó sẽ không vui vẻ gì đâu, tránh càng xa càng tốt.”
Điều này cũng giúp giải thích tại sao có người lại cảm thấy bị thôi thúc làm những việc mà chính họ cũng biết là không nên. Như tuổi teen chẳng hạn, lượng dopamine hoạt động mạnh hơn bình thường khiến họ dễ lao vào mọi thứ chỉ vì “nó sướng”, dù biết hậu quả.
Tất nhiên, khi nói đến động lực dài hạn, nghiêm túc, mọi thứ trở nên phức tạp hơn. Nhưng cốt lõi vẫn giống nhau:
Khi bạn thấy mình có động lực đi tập gym – dù không hề thích và có phần cực hình – thì đằng sau đó vẫn là dopamine đang điều khiển. Nó dựa trên phần thưởng mà bạn tự hứa cho bản thân: “Mình đi tập, mình xứng đáng được tự vỗ vai.” Nếu bạn đi, bạn sẽ cảm thấy tự hào về chính mình. Nếu bạn không đi, bạn sẽ thấy thất vọng. Và chính cơ chế đó khiến dopamine ra lệnh: "Xỏ giày vô đi, phần thưởng đang chờ kìa."
Kỉ luật
Động lực là một trạng thái cảm xúc có tính chất biến động. Giống như mọi cảm xúc khác, nó xuất hiện và biến mất theo hoàn cảnh. Có thể buổi sáng bạn cảm thấy tràn đầy hứng khởi, nhưng đến chiều lại hoàn toàn mất năng lượng. Chính vì tính không ổn định này, động lực không thể là nền tảng bền vững cho sự phát triển – đặc biệt trong những môi trường đòi hỏi sự kiên trì và khả năng chịu đựng phần thưởng bị trì hoãn. Thay vào đó, điều cốt lõi cần xây dựng là kỷ luật.
Trong nhiều trường hợp, động lực xuất hiện một cách ngẫu nhiên: khi nghe một bản nhạc, đọc một câu nói truyền cảm hứng, hay xem một đoạn video thúc đẩy tinh thần. Tuy nhiên, những cảm xúc này thường chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Chúng không có khả năng duy trì hành vi qua thời gian dài, đặc biệt là trong những giai đoạn khó khăn như bệnh tật, thất bại, hay căng thẳng. Nói cách khác, động lực là một yếu tố bổ trợ, không phải nền tảng chính.
Ngược lại, kỷ luật là một năng lực nội tại có thể rèn luyện. Nó không phụ thuộc vào cảm xúc nhất thời. Kỷ luật là khả năng hành động đúng đắn dù không có cảm hứng, thậm chí trong hoàn cảnh bất lợi. Đó là sự chủ động thực thi hành vi vì hiểu rõ mục tiêu và giá trị dài hạn, thay vì chạy theo cảm giác dễ chịu tức thời.
(Ghi chú cho người viết: Cần tìm hiểu rõ ràng hơn về Kỉ luật, sẽ nghiên cứu tiếp sau)
Kỷ luật không cần được thể hiện ra bên ngoài, cũng không cần sự công nhận của người khác. Nó là cam kết thầm lặng với chính bản thân. Một người sống có kỷ luật thường không khoa trương nguyên tắc sống của mình. Họ chỉ âm thầm làm điều đúng đắn, ngày này qua ngày khác.
Điều thú vị là, khi bạn hành động kỷ luật, bạn không chỉ duy trì được sự ổn định cá nhân, mà còn có xu hướng truyền cảm hứng cho người khác một cách tự nhiên – không cần lời hô hào hay tuyên bố.
Kỷ luật không nên bị xem là hình phạt hay áp lực. Trái lại, nó là kim chỉ nam – giúp bạn định hình hành vi, thói quen và năng lực bản thân. Nếu bạn biết việc mình cần làm, thì không cần thêm lời biện minh hay trì hoãn: hãy làm.
Hành động không phụ thuộc cảm xúc
Con người thường chờ đến khi "có cảm hứng" mới bắt đầu làm việc. Tuy nhiên, trong thực tế, cảm giác “muốn làm” đôi khi sẽ không bao giờ đến. Chờ đợi nó đồng nghĩa với việc đánh mất thời gian và cơ hội. Thay vào đó, cần phát triển khả năng hành động độc lập với cảm xúc:
- Thức dậy đúng giờ dù trời lạnh.
- Bắt đầu làm việc dù đang mất hứng.
- Duy trì việc học, luyện tập, hoàn thành trách nhiệm dù cơ thể mệt mỏi.
Ban đầu, việc này sẽ gây khó chịu, thậm chí mệt mỏi cả thể chất lẫn tinh thần. Nhưng chính những lần vượt qua cảm giác đó là quá trình bạn xây dựng nền tảng kỷ luật – một nền tảng đáng tin cậy hơn bất kỳ nguồn động lực nào.
Động lực, kỉ luật, động lực
Có không ít người chỉ dựa vào động lực để thực hiện hành động, một số người khác thì tiến bước với suy nghĩ "Đừng dựa vào động lực, hãy dựa vào kỉ luật". Điều này không hẳn là sai, nhưng vẫn còn chỗ thiếu sót. Việc phân biệt rõ các loại động lực sẽ giúp ta có góc nhìn chính xác hơn về hành vi con người. Có thể phân thành ba cấp độ chứ không chỉ hai:
Cấp độ 1: Động lực không ổn định. Đây là loại động lực mà chúng ta không nên quá tin tưởng vì nó nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Ở cấp độ này, chúng ta bị dẫn dắt bởi cảm xúc, làm theo những gì cảm xúc muốn thay vì những gì chúng ta thực sự mong muốn.
Cấp độ 2: Kỷ luật. Chúng ta có thể tin tưởng vào kỷ luật vì nó nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta. Chúng ta hành động mà không cần quan tâm đến cảm xúc hay động lực nhất thời. Tuy nhiên, nhược điểm của kỷ luật ở cấp độ này là có thể mất rất nhiều năm để đạt được những tiến bộ đáng kể.
Cấp độ 3: Động lực đáng tin cậy. Đây là nơi điều kỳ diệu xảy ra. Chúng ta hoàn toàn có thể tin tưởng vào loại động lực này vì nó nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp của chúng ta. Bằng cách sử dụng kỷ luật, chúng ta có thể khiến cảm xúc (động lực) làm việc cho chúng ta, thay vì chống lại chúng ta.
Mục tiêu là rèn luyện bản thân để dễ dàng đạt được trạng thái cảm xúc có thể thúc đẩy chúng ta hướng tới những gì mình mong muốn. Cảm thấy không muốn? Hãy tự tạo ra cảm giác đó. Hãy tự điều khiển bản thân.
Nói cách khác, bạn không chờ để “muốn làm”, mà chủ động hành động trước – và cảm xúc tích cực sẽ đến sau. Quá trình này hình thành một vòng lặp tăng cường: kỷ luật tạo ra hành động – hành động tạo ra động lực – động lực củng cố kỷ luật.
Kết luận
Tóm lại, dù động lực có vai trò nhất định trong việc khơi nguồn cảm hứng, thì kỷ luật mới là yếu tố quyết định sự thành công bền vững. Kỷ luật giúp chúng ta hành động ngay cả khi không có động lực, hướng đến những lợi ích lâu dài, và thậm chí tự tạo ra động lực thông qua hành động và những cam kết có ý nghĩa. Thay vì chờ đợi ngọn lửa đam mê bùng cháy, hãy xây dựng cho mình một nền tảng kỷ luật vững chắc, đó mới là chìa khóa thực sự để chinh phục mọi mục tiêu và kiến tạo một tương lai tốt đẹp hơn.
Ý chí
Bài viết này sẽ tập trung vào việc giúp người đọc hiểu thêm về Ý chí
Luận điểm của cá nhân người viết là: Ý chí là một nguồn tài nguyên có hạn, tuy có thể rèn luyện, nhưng sẽ tốt hơn nếu khiến cho việc ta cần sử dụng ý chí ngày càng giảm đi, thay vào đó hãy tự động hóa bằng thói quen và kỉ luật - một yếu tố cốt lõi trong toàn bộ sự vận hành của cả hệ thống.
Dàn ý chính của bài viết
Luận điểm về Ý chí là gì?
Giới thiệu
Trong thời điểm hiện tại hiện đại, có quá nhiều cám dỗ mà ta phải chống, nhưng với cơ chế của con người đã không thể thay đổi chỉ sau một khoảng thời gian ngắn đã dẫn đến những hệ lụy tiêu cực.
Many people believe they could improve their lives if only they had more of that elusive quality known as willpower. With more self-control, we would all eat right, exercise regularly, avoid drugs and alcohol, save for retirement, stop procrastinating and achieve all sorts of noble goals.
Ý chí, thường được hiểu đơn giản là khả năng kiểm soát hành động, thôi thúc và cảm xúc để đạt được mục tiêu, thực chất là một khái niệm sâu sắc hơn thế. Cách bạn nhìn nhận ý chí như là hành động vì lợi ích bản thân, vượt qua những thôi thúc nhất thời của tâm trí, là một cách tiếp cận khá chính xác.
Tuy nhiên, thay vì xem ý chí như một cuộc chiến chống lại tâm trí, hãy hình dung nó như một mối quan hệ hài hòa. Tâm trí giống như một dòng sông, với những dòng chảy suy nghĩ, cảm xúc và thôi thúc không ngừng. Đôi khi êm đềm, đôi khi lại dữ dội. Điều quan trọng không phải là cố gắng ngăn chặn dòng chảy, mà là học cách điều hướng nó một cách khéo léo.
Khi chúng ta cố gắng chống lại những thôi thúc tự nhiên (ví dụ, ép mình học khi muốn chơi game), chúng ta thường tiêu hao ý chí một cách nhanh chóng và cảm thấy kiệt sức. Ngược lại, khi ta hiểu rõ bản chất của những thôi thúc đó, ta có thể làm việc với chúng thay vì chống lại. Thay vì đàn áp mong muốn chơi game, hãy thừa nhận nó, tìm hiểu nguồn gốc của nó, và sau đó đưa ra lựa chọn có nên làm theo hay không.
Bằng cách quan sát và thấu hiểu những mong muốn và thôi thúc của mình, chúng ta có thể đưa ra những quyết định sáng suốt hơn, phù hợp với mục tiêu và giá trị dài hạn, mà không cảm thấy như đang trong một cuộc chiến nội tâm liên tục.
Một câu tóm gọn khá hay cho ý chí là: Willpower is the ability to resist short-term temptations in order to meet long-term goals
Delaying Gratification
Về thí nghiệm kẹo dẻo (Sẽ bổ sung sau). Nhưng trong các bài viết liên quan thường không mấy ai đề cập đến hệ thống hot-and-cool do chính nhóm nghiên cứu đề ra.
The marshmallow experiments eventually led Mischel and his colleagues to develop a framework to explain the human ability to delay gratification. He proposed what he calls a “hot-and-cool” system to explain why willpower succeeds or fails.
- The cool system is cognitive in nature. It’s essentially a thinking system, incorporating knowledge about sensations, feelings, actions and goals — reminding yourself, for instance, why you shouldn’t eat the marshmallow. While the cool system is reflective, the hot system is impulsive and emotional.
- The hot system is responsible for quick, reflexive responses to certain triggers — such as popping the marshmallow into your mouth without considering the long-term implications.
If this framework were a cartoon, the cool system would be the angel on your shoulder and the hot system, the devil.
When willpower fails, exposure to a “hot” stimulus essentially overrides the cool system, leading to impulsive actions. Some people, it seems, may be more or less susceptible to hot triggers. And that susceptibility to emotional responses may influence their behavior throughout life.
Liệu ý chí có phải là một nguồn lực hữu hạn
Every day, in one form or another, you exert willpower. You resist the urge to surf the Web instead of finishing your expense report. You reach for a salad when you’re craving a burger. You bite your tongue when you’d like to make a snide remark. Yet a growing body of research shows that resisting repeated temptations takes a mental toll. Some experts liken willpower to a muscle that can get fatigued from overuse.
Unfortunately, depleting events are all too common. If you’ve ever willed yourself to be diplomatic with an infuriating colleague or forced a smile through your in-laws’ extended visit, you’ve probably discovered that social interactions often demand self-control. Indeed, research shows that interacting with others and maintaining relationships can deplete willpower.
So if depletion isn’t physical fatigue, what is it? Từ đoạn này sẽ có những giả thuyết về điều này và thường liên quan đến sinh học và khoa học
Các hành vi
People often blame bad moods for so-called “emotional eating.” But Heatherton and Vohs found that their subjects’ emotional states didn’t influence how much ice cream they ate. In other words, willpower depletion was more important than mood in determining why the subjects indulged.
Không hề, đây là một cái hiểu sai lệch (Ít nhất là để có thể thoát khỏi cơn nghiện thì ý chí là không thể, bạn không thể ý chí cả đời để giữ mình không uống rượu bia, hút thuốc hay bất kì cơn nghiện nào)
Strengthening Self-Control
Avoiding temptation is one effective tactic for maintaining self-control or the “out of sight, out of mind” principle.
Another helpful tactic for improving self-control is a technique that psychologists call an “implementation intention.” Usually these intentions take the form of “if-then” statements that help people plan for situations that are likely to foil their resolve. For example, someone who is watching their alcohol intake might say before a party, “If anyone offers me a drink, then I’ll ask for club soda with lime.” Research among adolescents and adults has found that implementation intentions improve self-control, even among people whose willpower has been depleted by laboratory tasks. Having a plan in place ahead of time may allow you to make decisions in the moment without having to draw on your willpower.
The research suggesting that we possess a limited reservoir of self-control raises a troubling question
Researchers who study self-control often describe it as being like a muscle that gets fatigued with heavy use. But there is another aspect to the muscle analogy, they say. While muscles become exhausted by exercise in the short term, they are strengthened by regular exercise in the long term. Similarly, regularly exerting self-control may improve willpower strength.
Ngủ
Hiểu về tầm quan trọng của giấc ngủ và các cái hiểu sai tai hại xoay quanh nó
Lo âu
Bản chất của cảm giác lo âu
Trong xã hội hiện đại, chúng ta thường xuyên đối mặt với những nỗi lo âu trầm uất. Nguyên nhân sâu xa của tình trạng này nằm ở sự không tương thích giữa bộ não được tiến hóa từ môi trường "Immediate Return" (phản hồi tức thì) và môi trường "Delayed Return" (phản hồi trì hoãn) ngày nay.
Hàng nghìn năm trước, khi con người sống trong môi trường "Immediate Return", lo âu đóng vai trò quan trọng trong việc sinh tồn. Khi khát, đói hay gặp nguy hiểm, nỗi lo thúc đẩy chúng ta hành động để giải quyết vấn đề ngay lập tức. Sau khi vấn đề được giải quyết, nỗi lo cũng biến mất. Đây là cách bộ não tận dụng lo âu để đưa ra quyết định và bảo vệ chúng ta.
Tuy nhiên, xã hội hiện đại với môi trường "Delayed Return" đặt ra những thách thức hoàn toàn khác. Chúng ta lo lắng về những vấn đề dài hạn như tương lai sự nghiệp, tài chính hay các mối quan hệ. Những vấn đề này không thể giải quyết ngay lập tức, dẫn đến tình trạng lo âu kéo dài.
Một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra lo âu là sự không chắc chắn của xã hội hiện nay. Dù bạn nỗ lực học tập hay làm việc, không có gì đảm bảo chắc chắn cho thành công. Sự bất định này tạo ra cảm giác bất an và lo lắng thường trực.
Nỗi sợ bị bỏ lỡ (FOMO)
Phương thức
Vậy làm thế nào để vượt qua sự lo âu này? Trước hết, hãy tập trung vào việc đo lường và ước tính những gì bạn có thể đạt được. Thay vì lo lắng về những điều không chắc chắn, hãy đo lường lượng kiến thức bạn thu nhận được, số tiền bạn tiết kiệm được, hay mức độ gắn kết trong mối quan hệ của bạn. Việc này giúp giảm bớt sự mơ hồ và cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn về tình hình hiện tại.
Thứ hai, hãy chuyển hướng nỗi lo âu dài hạn thành những hành động hàng ngày có thể giải quyết vấn đề đó. Ví dụ, thay vì lo lắng về sức khỏe khi về già, hãy tập trung vào việc rèn luyện sức khỏe mỗi ngày. Tìm kiếm những động lực tích cực để thực hiện những hành động này, chẳng hạn như đăng ký tập gym và coi đó là một khoản đầu tư cho sức khỏe.
Cuối cùng, hãy luyện tập thường xuyên và đúng cách để vượt qua những nỗi lo âu và tiếp thu kiến thức mới. Khi học một điều gì đó mới, các neuron thần kinh tạo ra liên kết để ghi nhớ. Luyện tập càng nhiều, các liên kết càng mạnh mẽ. Tìm cho mình một người thầy giỏi, tìm phương pháp học tập hiệu quả, và luyện tập đến khi đủ 10.000 giờ.
Sự lo âu là một phần tất yếu của cuộc sống hiện đại. Tuy nhiên, bằng cách hiểu rõ nguồn gốc của nó và áp dụng những phương pháp phù hợp, chúng ta có thể kiểm soát và vượt qua nỗi bất an, hướng tới một cuộc sống cân bằng và hạnh phúc hơn.
Để không còn ngày số 0 nào nữa
Bạn có bao giờ rơi vào tình trạng “ì ạch”, không muốn làm bất cứ điều gì, cảm thấy mọi thứ thật trì trệ và vô nghĩa? Ngày nào cũng trôi qua một cách nhạt nhẽo, bạn không tiến gần hơn đến mục tiêu, ước mơ của mình, thậm chí còn cảm thấy mình đang “lùi bước”? Nếu câu trả lời là “có”, rất có thể bạn đang trải qua những “ngày số không”.
Ngày số không là gì?
Ngày số không đơn giản là ngày mà đang bạn không làm BẤT CỨ ĐIỀU GÌ có ý nghĩa, không có bất kỳ hành động nào hướng tới mục tiêu, ước mơ, hay bất cứ điều gì bạn nỗ lực theo đuổi. Đó là những ngày bạn “mắc kẹt” trong vòng lẩn quẩn của sự trì hoãn, thiếu động lực, và cảm thấy bản thân vô cùng “vô dụng”.
Quy tắc số một và quan trọng nhất: “KHÔNG CÒN NGÀY SỐ KHÔNG NÀO NỮA”
Điều này không có nghĩa là bạn phải “gồng mình” làm việc điên cuồng mỗi ngày, không ngừng nghỉ. Không ai yêu cầu bạn phải viết một bài luận lớn hay chạy marathon mỗi ngày. Vấn đề cốt lõi ở đây là bạn cần tạo ra một HỆ THỐNG sống “KHÔNG SỐ KHÔNG” cho chính mình.
Hãy tự hứa với bản thân rằng, từ nay trở đi, sẽ không còn những ngày hoàn toàn không đạt được gì hay vô nghĩa nữa. Ngay cả khi bạn đang ở trong “vòng xoáy siêu buồn bã”, khi mà mô hình hành vi cũ đang “níu chân” bạn lại, hãy nhớ rằng, bậc thầy tối thượng về năng suất không được tạo ra từ những ngày “số không”. Sức mạnh thực sự đến từ CHUỖI NGÀY LIÊN TỤC “KHÔNG SỐ KHÔNG”.
Cả ngày hôm nay bạn đã “dậm chân tại chỗ”, không làm được việc gì có ích, và bây giờ đã là 11:58 tối? Không sao cả! Hãy hành động ngay lập tức! Ngay bây giờ, bạn vẫn có thể:
- Viết một câu văn (dù chỉ là một câu ngắn ngủi, vô nghĩa).
- Hít đất một lần.
- Đọc một trang sách.
CHỈ MỘT HÀNH ĐỘNG NHỎ THÔI CŨNG ĐỦ! Bởi vì MỘT LÀ KHÔNG PHẢI SỐ KHÔNG! Bạn hiểu ý tôi chứ? Điều quan trọng không phải là bạn làm được BÁO NHIÊU, mà là bạn có chịu HÀNH ĐỘNG hay không.
Quy tắc số hai: “BIẾT ƠN BA NGƯỜI BẠN CỦA TA”
Bạn luôn có BA NGƯỜI BẠN luôn bên cạnh: bạn trong quá khứ, bạn hiện tại, và bạn tương lai.
Nếu bạn muốn yêu và được yêu, hãy học cách YÊU CHÍNH BẢN THÂN MÌNH. Và “BA BẠN” chính là chìa khóa để bạn thực hiện điều đó.
Hãy biết ơn “bạn trong quá khứ” vì những điều tích cực mà bạn đã làm. Dừng lại một giây và nghĩ về những quyết định tốt đẹp mà bạn đã đưa ra trong ngày hôm qua, tuần trước, tháng trước…
- Hôm qua bạn đã chọn salad và cá ngừ thay vì Big Mac? CẢM ƠN BẠN TRONG QUÁ KHỨ!
- Ngày hôm qua KHÔNG PHẢI NGÀY SỐ KHÔNG vì bạn đã cố gắng viết được 200 từ (dù bạn cảm thấy chúng chẳng có nghĩa lý gì)? CẢM ƠN BẠN TRONG QUÁ KHỨ!
- Bạn đã tiết kiệm được một khoản tiền để mua thứ mình mong muốn? CẢM ƠN BẠN!
Sự biết ơn “bạn trong quá khứ” sẽ tiếp thêm sức mạnh cho “bạn hiện tại”. Nó giúp bạn nhìn nhận những nỗ lực của bản thân, dù là nhỏ bé nhất, và trân trọng những thành quả đã đạt được.
Tiếp theo, hãy làm những điều tử tế cho “bạn trong tương lai”, giống như cách bạn đối xử với người bạn thân nhất của mình. Hãy nghĩ về “bạn trong tương lai” như một người bạn thân thiết, người mà bạn luôn muốn dành những điều tốt đẹp nhất.
- Bạn đang mệt mỏi rã rời và chỉ muốn “dính chặt” vào Reddit, game, hay lướt web vô định? Mặc kệ “bạn hiện tại” đang “lười biếng” thế nào, hãy nghĩ đến “bạn trong tương lai”! Hãy đứng lên và tập bài P90X Ab Ripper X trong 17 phút thôi cũng được. Bạn đang làm điều này VÌ “BẠN TRONG TƯƠNG LAI”!
- Đồng hồ báo thức reo inh ỏi, và chiếc giường ấm áp đang “vẫy gọi”? “Phớt lờ” “bạn hiện tại” đang “kháng cự” dữ dội, hãy nghĩ đến “người bạn thân nhất” của bạn – “bạn trong tương lai”! Hãy bước ra khỏi giường và chạy bộ 5km (hoặc chạy 25 mét thôi cũng được, miễn là “KHÔNG SỐ KHÔNG”!). Bạn đang làm điều này VÌ “BẠN TRONG TƯƠNG LAI”!
Sau mỗi hành động tử tế dành cho “bạn trong tương lai”, đừng quên “CẢM ƠN “BẠN TRONG QUÁ KHỨ” vì những điều tốt đẹp mà bạn đã làm được. Chu kỳ “cho đi” (làm điều tử tế cho “bạn trong tương lai”) và “nhận lại” (biết ơn “bạn trong quá khứ”) chính là chìa khóa để xây dựng lòng biết ơn và năng suất bền vững.
Quy tắc số ba: “THA THỨ CHO BẢN THÂN”
Thành thật mà nói, sẽ có những ngày bạn “trượt dốc không phanh”, không thể thực hiện “ngày không số không” đúng như kế hoạch. Có lẽ bạn có đủ kiến thức, tiền bạc, khả năng, sức mạnh và tài năng để làm bất cứ điều gì mình muốn. Nhưng vấn đề là bạn ĐÃ KHÔNG LÀM ĐIỀU ĐÓ! Và bây giờ bạn đang “tự trách mình” vì đã không làm những gì cần thiết để trở thành con người mà bạn muốn trở thành.
"Dằn vặt bản thân” chỉ khiến bạn “ì ạch” hơn mà thôi! Thay vì “chìm đắm” trong cảm giác tội lỗi và thất vọng, hãy “THA THỨ CHO BẢN THÂN”.
Hôm qua bạn đã cố gắng hết sức để có một “ngày không số không”, nhưng lại “thất bại”? KHÔNG SAO CẢ! “TÔI THA THỨ CHO BẠN TRONG QUÁ KHỨ. TÔI THA THỨ CHO BẠN.”
Nhưng hôm nay thì sao? HÔM NAY LÀ MỘT TRANG MỚI! Hãy biến hôm nay thành một “KIỆT TÁC KHÔNG SỐ KHÔNG”, trong khả năng tốt nhất của bạn, VÌ “BẠN TRONG TƯƠNG LAI”.
Hãy “THA THỨ” cho những sai lầm trong quá khứ, và “SỬ DỤNG” sự tha thứ đó làm động lực để tiến lên. “TÔI THA THỨ CHO BẠN”. HÃY NÓI THẬT TO RA!
Quy tắc cuối cùng (và dễ nhất): “TẬP THỂ DỤC VÀ ĐỌC SÁCH”
Lời khuyên này có vẻ “cũ rích”, nhưng “cũ mà chất”!
TẬP THỂ DỤC HÀNG NGÀY MANG LẠI NHỮNG LỢI ÍCH KHÔNG NGỜ:
- Bạn trở nên “thông minh hơn”: Tập thể dục kích thích não bộ phát triển, tăng cường trí nhớ và khả năng tư duy.
- Bạn tràn đầy năng lượng và hưng phấn: Tập thể dục giải phóng endorphin – “hormone hạnh phúc” tự nhiên của cơ thể.
- Bạn giải tỏa stress và “làm sạch tâm trí”: Tập thể dục giúp giảm căng thẳng, lo âu, và mang lại sự tĩnh tại, thư thái cho tâm hồn.
- Bạn đang làm một điều tử tế VÔ CÙNG LỚN cho “bạn trong tương lai”: Sức khỏe tốt là nền tảng cho mọi thành công và hạnh phúc.
ĐỌC SÁCH LÀ “CON ĐƯỜNG NGẮN NHẤT” ĐỂ ĐẾN VỚI TRÍ TUỆ NHÂN LOẠI:
Hầu như MỌI VẤN ĐỀ, MỌI KHÓ KHĂN, MỌI KHÁT VỌNG của chúng ta đều đã được ai đó nghiên cứu, giải quyết, hoặc ít nhất là “vén màn bí mật”. Sách chứa đựng tri thức, kinh nghiệm, và “lời khuyên tinh túy” của những người đi trước.
- Bạn đang “vật lộn” với sự “lười biếng”, “thiếu động lực”? Hãy đọc “7 Thói Quen Thành Đạt”.
- Bạn muốn cải thiện “trí tuệ cảm xúc”? Hãy đọc “Trí Tuệ Cảm Xúc”.
- Bạn khao khát “bứt phá vượt trội”? Hãy đọc “Từ Tốt Đến Vĩ Đại”.
- Bạn muốn hiểu rõ hơn về “tư duy”? Hãy đọc “Tư Duy Nhanh và Chậm”.
Kết luận
TÓM LẠI, ĐỂ KHÔNG CÒN “NGÀY SỐ KHÔNG” NÀO NỮA, HÃY GHI NHỚ 4 QUY TẮC VÀNG:
- KHÔNG CÒN NGÀY SỐ KHÔNG NÀO NỮA: Dù chỉ là một hành động nhỏ, hãy luôn “vận động” hướng tới mục tiêu.
- BIẾT ƠN BA BẠN: Biết ơn “bạn trong quá khứ”, làm điều tử tế cho “bạn trong tương lai”.
- THA THỨ CHO BẢN THÂN: Tha thứ cho những sai lầm trong quá khứ, và bắt đầu lại vào hôm nay.
- TẬP THỂ DỤC VÀ ĐỌC SÁCH: Đầu tư cho sức khỏe thể chất và trí tuệ.
NHIỆM VỤ CỦA BẠN NGAY BÂY GIỜ KHÔNG PHẢI LÀ BIẾN “NGÀY KHÔNG SỐ KHÔNG” THÀNH “NGÀY SIÊU NĂNG SUẤT”. NHIỆM VỤ CỦA BẠN LÀ BIẾN “NGÀY SỐ KHÔNG” THÀNH “NGÀY KHÔNG SỐ KHÔNG” THỰC SỰ! Hãy bắt đầu từ những bước nhỏ, kiên trì thực hiện 4 quy tắc vàng, và bạn sẽ thấy cuộc sống của mình thay đổi theo chiều hướng tích cực từng ngày!
P.S.: Bạn đang “ngập đầu” trong 36 bài luận và chỉ còn 24 phút nữa là “deadline”? “BẠN TRONG QUÁ KHỨ” ĐÃ KHIẾN BẠN VÔ CÙNG THẤT VỌNG, NHƯNG KHÔNG SAO CẢ… “TÔI THA THỨ CHO BẠN”. Hãy tập trung làm CÀNG NHIỀU CÀNG TỐT trong 24 phút còn lại, và sau đó… HÃY TIẾP TỤC HÀNH ĐỘNG!