Nghiện

Nghiện là một trạng thái phức tạp, đặc trưng bởi sự thôi thúc mãnh liệt và không kiểm soát được đối với một chất hoặc hành vi nào đó, mặc dù biết rõ những hậu quả tiêu cực mà nó gây ra. Nghiện không chỉ đơn thuần (KHÔNG PHẢI LÀ) là một thói quen xấu như mọi người vẫn nghĩ, mà là một tình trạng bệnh lý ảnh hưởng đến não bộ, dẫn đến những thay đổi trong suy nghĩ, cảm xúc và hành vi. Nghiện có thể xảy ra với bất cứ thứ gì mang lại khoái cảm hoặc giúp trốn tránh thực tại, từ các chất gây nghiện như ma túy, rượu, thuốc lá đến các hành vi như xem porn, chơi game, mua sắm.

Việc hiểu đúng về nghiện là vô cùng quan trọng để có thể tiếp cận và giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả. Bài viết này nhằm mục đích giúp mọi người giải mã những hiểu nhầm phổ biến về nghiện và giới thiệu hai phương pháp tiếp cận nổi tiếng: Easyway của Allen Carr và Addictive Voice Recognition Technique (AVRT) của Jack Trimpey.

Thành kiến về nghiện

Một thói quen xấu

Nhiều người cho rằng nghiện chỉ là một thói quen xấu, một thứ có thể dễ dàng rũ bỏ nếu có đủ ý chí. Tuy nhiên, theo phương pháp Easyway, nghiện không đơn thuần là một thói quen mà là một cái bẫy tinh thần tinh vi. Cái bẫy này được xây dựng dựa trên những ảo tưởng và niềm tin sai lệch, khiến bạn tin rằng mình đang nhận được một lợi ích nào đó từ hành vi nghiện, dù thực tế hoàn toàn ngược lại.

Cũng giống như việc bạn không tự nguyện chui vào một cái bẫy chuột, không ai thực sự muốn trở thành người nghiện. Bạn có thể bắt đầu một hành vi nào đó (hút thuốc, chơi game, xem porn...) vì tò mò, áp lực xã hội, hoặc đơn giản là nghĩ rằng nó sẽ mang lại niềm vui hay sự thư giãn. Nhưng chính những ảo tưởng về niềm vui và sự thư giãn này đã dần dần giam cầm bạn.

Một quan niệm sai lầm khác là chỉ có nghiện các chất như ma túy, rượu bia hay thuốc lá mới là "nghiện" thực sự, còn những thứ như nghiện xem porn, chơi video game hay mua sắm quá độ thì không đáng lo ngại bằng. Dù có nghiện gì đi nữa, cơ chế hoạt động của cái bẫy tinh thần là tương tự nhau. Tất cả đều dựa trên những niềm tin sai lệch khiến bạn cảm thấy phụ thuộc và khó khăn khi muốn dừng lại.

Một yếu tố nữa khiến cho cái hiểu nhầm tai hại này được phán tán là cách mà mọi người coi nhẹ từ nghiện và chỉ coi nó là một từ nói vui cho những hành động được thực hiện quá nhiều như lướt điện thoại hay chơi game. Sẽ chẳng bao giờ có cái gọi là "nghiện nặng" và "nghiện nhẹ" bởi mọi hình thức nghiện đều có khả năng gây ra những hậu quả tiêu cực đến cuộc sống của bạn. Việc phụ huynh lo lắng khi con cái nghiện ma túy hay cần sa là hoàn toàn dễ hiểu, nhưng điều đó không có nghĩa là nghiện mạng xã hội hay game thì vô hại. Tất cả đều là những cái bẫy, và điều quan trọng là bạn phải nhận ra mình đang mắc kẹt trong cái bẫy nào để có thể tìm cách thoát ra.

Vậy, nếu nghiện không chỉ là một thói quen xấu, thì liệu ý chí có đủ để giúp chúng ta thoát khỏi nó?

Ý chí

Nhiều người lầm tưởng rằng nghiện là một cuộc chiến mà họ phải dùng ý chí để chống lại những thôi thúc "không thể cưỡng lại". Họ cố gắng kiềm chế bản thân bằng sức mạnh ý chí, nhưng điều này chẳng khác nào cố gắng đẩy lùi một con sóng bằng tay không. Nguồn năng lượng ý chí của bạn là hữu hạn và sẽ nhanh chóng cạn kiệt khi phải đối mặt với những "cơn đói" được tạo ra bởi chính những niềm tin sai lầm.

Việc cố gắng cai nghiện bằng ý chí thường đi kèm với cảm giác thiếu thốn và hy sinh. Bạn cảm thấy mình đang phải từ bỏ một điều gì đó "tốt đẹp" hoặc "cần thiết" cho cuộc sống của mình (ví dụ như sự thư giãn, niềm vui, hay khả năng đối phó với căng thẳng). Đây chính là cội rễ của vấn đề. "Con đại quỷ" - những niềm tin sai lệch về lợi ích của nghiện - vẫn âm thầm thao túng bạn, khiến bạn tin rằng thứ gây nghiện đó mang lại những giá trị thực sự.

Thoát khỏi cơn nghiện không phải là việc bạn đang từ bỏ một niềm vui, mà là bạn đang giải thoát bản thân khỏi một cái bẫy. Bạn không cần phải "gồng mình" dùng ý chí để chống lại một thứ mà thực chất không hề mang lại lợi ích thực sự nào.

Bệnh mãn tính

Một trong những niềm tin tai hại nhất khiến người nghiện mất hy vọng là cho rằng nghiện là một căn bệnh mãn tính, một thứ sẽ đeo bám họ suốt đời và không thể chữa khỏi. Theo phương pháp Easyway, đây hoàn toàn là một sự dối trá của "con đại quỷ" (những niềm tin sai lệch). Nghiện không phải là một căn bệnh mà bạn phải chịu đựng, mà là một cái bẫy tinh thần mà bạn đã vô tình rơi vào.

Thực tế là, bạn hoàn toàn có khả năng thoát ra khỏi cái bẫy này một cách dễ dàng và vĩnh viễn. Việc tiếp tục nghiện chỉ đơn giản là bạn đang tiếp tục tin vào những ảo tưởng mà "con đại quỷ" gieo rắc. Nếu bạn không dừng lại, những ảo tưởng này sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn, khiến bạn cảm thấy việc thoát ra càng khó khăn. Tuy nhiên, bản chất của cái bẫy vẫn không thay đổi.

Niềm vui và sự giải tỏa

Một trong những lý do phổ biến nhất khiến mọi người rơi vào vòng xoáy nghiện ngập và khó khăn trong việc thoát ra là niềm tin rằng thứ gây nghiện mang lại cho họ niềm vui, sự thư giãn, hoặc giúp họ đối phó với những căng thẳng trong cuộc sống. Đây là một ảo tưởng vô cùng nguy hiểm. "Niềm vui và sự giải tỏa" mà người nghiện cảm nhận được chỉ là tạm thời và hoàn toàn là ảo ảnh do chính cơn nghiện tạo ra. Ban đầu, có thể có một chút cảm giác mới lạ hoặc hưng phấn, nhưng theo thời gian, những cảm giác này sẽ biến mất, và bạn chỉ còn lại sự lệ thuộc và những hậu quả tiêu cực.

Cơn nghiện thực chất là một vòng luẩn quẩn. Chất gây nghiện hoặc hành vi nghiện tạo ra một cảm giác thiếu thốn (cơn đói), và khi bạn "thỏa mãn" cơn đói đó, bạn chỉ đơn giản là trở lại trạng thái bình thường như một người không nghiện trong một khoảng thời gian ngắn, để rồi sau đó lại tiếp tục cảm thấy thiếu thốn và đói khát.

Bạn không thực sự đạt được niềm vui hay sự thư giãn thực sự, mà chỉ đang cố gắng xoa dịu những khó chịu do chính cơn nghiện gây ra.

Không thể lào cai

Một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất ngăn cản người nghiện từ bỏ là quan niệm rằng quá trình "cai nghiện" sẽ vô cùng khó khăn, đau đớn và đầy sự vật vã. Họ hình dung đó là một cuộc chiến trường kỳ với những cơn thèm khát không thể kiểm soát, những triệu chứng vật lý và tinh thần tồi tệ, và cảm giác mất mát to lớn. Chính những niềm tin sai lệch (con đại quỷ) về những "lợi ích" mà cái nghiện đấy mang lại đã tạo ra nỗi sợ hãi này.

Thay vì cảm thấy mình đang phải "hy sinh" hay "chịu đựng", bạn có thể cảm thấy như thể mình được chữa khỏi một căn bệnh quái ác. Những triệu chứng cai nghiện (nếu có) thường rất nhẹ và chỉ kéo dài trong thời gian ngắn. Điều quan trọng là bạn phải loại bỏ được "con đại quỷ" trong tâm trí - những niềm tin sai lệch - thì "con tiểu quỷ" (cơn thèm vật chất) sẽ tự động biến mất hoặc sẽ chết dần trong bạn.

Cánh cửa

Hai phương pháp mà cá nhân mình thấy thực sự hiệu quả để có thể nhìn thấy rõ bản chất của NGHIỆN và thoát khỏi nói là Easyway của Allen Carr và AVRT (Phương pháp nhận diện giọng nói gây nghiện) của Jack Trimpey.

  • Easyway của Allen Carr – giúp bạn phá tan ảo tưởng rằng hành vi nghiện đang mang lại lợi ích gì đó. Phương pháp này không dựa vào ý chí, mà dựa vào việc hiểu đúng bản chất cái bẫy. Một khi bạn thấy rõ cái bẫy, bạn không còn lý do gì để tiếp tục sống trong đó nữa.
  • AVRT (Addictive Voice Recognition Technique) của Jack Trimpey – hướng dẫn bạn tách mình ra khỏi tiếng nói của cơn nghiện (gọi là “Beast” – con quỷ). Bạn học cách nhận ra mọi lời thì thầm dụ dỗ (“Chỉ một lần thôi”, “Tôi xứng đáng được thư giãn”) là đến từ con quỷ trong đầu, chứ không phải là "bạn thật".