Tại sao "hệ thống" lại khó đến vậy?

Chúng ta thường đặt ra những mục tiêu mơ hồ và kỳ vọng rằng kết quả sẽ tự động đến mà không phải làm gì thêm. Mối quan tâm thường chỉ tập trung vào kết quả, mà quên mất quá trình cần thiết để đạt được nó. Rồi dần dà, ta bắt đầu tin rằng mình không đủ kỷ luật, thiếu động lực, hoặc hệ thống là thứ xa vời, không dành cho mình. Như khi ta lạc vào một mê cung: ta luôn trung nghĩ về hình ảnh cánh cửa thoát thay vì cách để có thể thoát khỏi mê cung, tưởng như đã thấy đích đến, ta lại càng thấy mình đi vào ngõ cụt khi gặp phải những khó khăn và thách thức. Cuối cùng, ta bỏ cuộc, quay trở lại những thói quen cũ, rồi sau đó lại cảm thấy thất vọng về bản thân.

Vấn đề không phải là chứng minh rằng hệ thống sẽ giúp ta thành công — điều đó ai cũng có thể nhận ra được. Câu hỏi sâu hơn là: tại sao việc xây dựng và duy trì hệ thống lại khó đến như vậy? Tại sao, dù đã hiểu được lợi ích, rất nhiều người vẫn trì hoãn và bỏ cuộc?

Chúng ta dành thời gian săn lùng “mẹo vặt” và “bí quyết thành công”, nhưng lại bỏ qua việc xây nền tảng cho cả một hệ thống. Phần lớn thời gian, ta đắm chìm trong trì hoãn và thiếu kỷ luật (tại sao lại như vậy sẽ được nói rõ hơn ở những chương sau). Những vòng lặp thất bại nối tiếp nhau khiến ta ngày càng tự ti, bất lực, và mất đi động lực.

Thông qua những vòng lặp thất bại và trì hoãn liên tục, chúng ta tự kết án mình bằng sự tự ti, thiếu động lực, và cảm giác bất lực. Chính vì sự thiếu vắng những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình xây dựng và duy trì hệ thống, để rồi kết cục ta lại cảm thấy chán nản và bỏ cuộc.

Ta khinh bỉ bản thân mình mỗi khi đọc về những người thành công (chắc chắn là nhờ hệ thống, nhưng người ta sẽ không bao giờ thừa nhận). Mỗi khi trì hoãn những việc quan trọng, mỗi khi ta biết rằng mình đang lãng phí thời gian và tiềm năng, ta lại tự trách bản thân, hoặc tệ hơn là đổ lỗi cho người khác hay hoàn cảnh xung quanh. Ta nhận lại được gì khi phải chịu đựng cuộc sống thiếu hệ thống với những trì trệ và thất bại dày vò tâm trí? Chẳng được gì cả.

Nhưng tại sao nó lại khó như vậy? Một số người cho rằng đó là do việc xây dựng hệ thống đòi hỏi quá nhiều ý chí và kỷ luật, nhưng rồi bạn sẽ sớm nhận ra, ý chí và kỷ luật chỉ là một phần nhỏ. Bạn sẽ thấy những người "vật lộn" với hệ thống đã sống và chết với những phương pháp "mì ăn liền", nhưng chẳng bao giờ thực sự hiểu được bản chất của hệ thống.

Vấn đề thực chất lại nằm ở TƯ DUY! Chính tư duy đúng đắn mới là yếu tố quyết định việc xây dựng và duy trì hệ thống, chứ không phải chỉ dựa vào ý chí hay những phương pháp đơn giản. Đó là lý do tại sao việc xây dựng và duy trì hệ thống lại khó khăn với nhiều người. Hầu hết những người "vật lộn" với hệ thống không hiểu về tư duy hệ thống và tin rằng họ cần một "phương pháp hoàn hảo".

Sự thật tuyệt vời là một khi bạn hiểu bản chất thực sự của tư duy hệ thống và lý do tại sao bạn trì hoãn và bỏ cuộc, bạn sẽ bắt đầu xây dựng và duy trì hệ thống một cách tự nhiên và dễ dàng.

Một điều cần hiểu nữa là việc xây dựng một hệ thống không phải là một sự kiện, mà là một quá trình. Quá trinh không xảy đến một cách đột ngột như một sự kiện. Chúng ta thường bắt đầu nghĩ về việc xây dựng một hệ thống phát triển bản thân, hay thay đổi vào những thời điểm ta có động lực hay quyết tâm. Nhưng quyết tâm thay đổi của chúng ta có vẻ khá yếu đuối. Chỉ sau vài ngày vật lộn, chúng ta đã tự nhủ rằng mình chọn sai thời điểm, rồi quyết định đợi đến lúc "thích hợp hơn", rồi khi cảm thấy hết căng thẳng thì lý do thay đổi ban đầu cũng sẽ tan biến. Cái giai đoạn "thích hợp hơn" đó sẽ chẳng bao giờ đến vì động lực và quyết tâm thay đổi xuất hiện trong những khoảnh khắc bất chợt đó sẽ chẳng tồn tại được lâu.

Xây dựng hệ thống là một câu đố phức tạp và lôi cuốn, giống như một khối Rubik, thực tế là không thể giải được nếu bạn tiếp cận sai cách. Nhưng nếu bạn có giải pháp đúng đắn, nó trở nên thật đơn giản và thú vị. Bất cứ ai cũng có thể thấy việc xây dựng và duy trì hệ thống thật dễ dàng khi bạn có tư duy đúng đắn.

  1. Bản chất tự nhiên.
  2. Sự "tẩy não" từ những quan niệm sai lầm (về hệ thống).